ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÍNH CÁCH TRONG ĐIỀU HÀNH NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP/STARTUP
Đứng trên quan điểm của Nhà Điều hành tổ chức, việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả luôn là mục tiêu cốt lõi. Khai thác tiềm năng con người là khả năng lớn nhất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Mỗi cá nhân đều có đặc điểm tính cách riêng biệt và là nền tảng, ảnh hưởng nhất định đến hành vi cá nhân trong tổ chức. Vì vậy, để thành công trong quản lý nhân sự đặc biệt là công tác tuyển dụng nhân sự, phân công bố trí công việc phù hợp, đúng người, đúng việc thì việc nhận thức như thế nào về tính cách cá nhân, từ đó dự báo hành vi, xem xét tính phù hợp tương quan giữa tính cách và công việc là hết sức quan trọng và cần thiết đối với nhà quản lý.
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cá nhân phản ứng trong môi trường xã hội và hoạt động tổ chức.
Tính cách được biểu hiện trong hệ thống thái độ của cá nhân và trong các phẩm chất, ý chí của con người. Một cách đơn giản, tính cách của một cá nhân là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà chúng ta sử dụng để phân loại người đó.
Học thuyết DISC được phát triển dựa trên học thuyết do các nhà khoa học về môn hành vi con người lập ra vào những năm đầu thế kỷ 20. Học thuyết này phân chia các hành vi con người thành 4 hướng chính. Phần lớn các công trình nghiên cứu về hành vi con người ngày nay được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của ông Carl Gustav Jung, một trong những nhà khoa học tiên phong trong môn hành vi con người. Vào những năm 1940 và 1950, học thuyết DISC được hoàn thiện từ học thuyết gốc của ông Jung.
Từ việc tìm hiểu mô hình này sẽ giúp chúng ta nhận biết hành vi cá nhân. Mô hình này không phân tích phẩm chất hay tư cách đạo đức, không đo lường trí thông minh, kiến thức, kỹ năng. Mỗi cách ứng xử đều có ưu điểm và hạn chế riêng.
Mọi người quan tâm kỹ hơn có thể bàn luận thêm với mình nhé.